Động tác dưỡng sinh tốt cho sức khoẻ bạn nhất định phải biết

Động tác dưỡng sinh tốt cho sức khoẻ

Ngày nay, dưới dòng xoáy của bộn bề công việc và học tập khiến nhiều người không để ý tới sức khoẻ của bản thân. Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh diễn ra hàng ngày sẽ khiến cơ thể bạn bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Một số thói quen không tốt như ăn uống không đúng bữa, không ăn sáng, hay thức khuya, không thường xuyên vận động… Nếu cứ tiếp diễn thì trong lâu dài, sức khoẻ của bạn sẽ không giống như trước đây nữa. Thay vào đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh về dạ dày, xương khớp… Mỗi chúng ta cần phải thực sự chú ý đến sức khoẻ và lối sống của bản thân. Và để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp. Ngoài chế độ dinh dưỡng thì cách lên kế hoạch để tập luyện mỗi ngày cũng rất quan trọng. Chúng tôi xin tổng hợp một số động tác đơn giản và đem lại hiệu quả cao cho sức khoẻ của bạn trong bài viết sau:

Tổng hợp 4 động tác giúp cải thiện sức khoẻ của bạn

Sở hữu nhịp sống gấp gáp và áp lực cuộc sống ở mức cao, nhiều người hiện đại đều gần như không có thời gian quan tâm đến sức khỏe và chăm sóc cơ thể. Trong khi đó, khi bước vào độ tuổi trung niên, dây chằng của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Sự săn chắc của bắp thịt giảm xuống, cơ và xương yếu dần. Công năng của các cơ quan đều suy giảm từng ngày.

Bốn động tác sẽ vô cùng đơn giản. Đến nỗi “nhắm mắt cũng làm được” nhưng tác dụng rất tốt cho sức khoẻ Thực tế, việc dưỡng sinh không hề tốn thời gian và công sức như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần chú ý một vài chi tiết nhỏ trong đời sống hằng ngày cũng có thể giúp bạn chăm sóc cơ thể. Đồng thời cải thiện sức khỏe một cách đáng kể. Dưới đây là một số đông tác dưỡng sinh tốt cho sức khoẻ đơn giản tại nhà.

Bóp và massage đầu gối

Massage đầu gối

Trung y có quan niệm: “Người già, chân sẽ già trước”. Mà bộ phận lão hóa sớm nhất trên chân lại chính là đầu gối. Đầu gối sở hữu kết cấu vô cùng phức tạp. Đây là bộ phận ít thịt, nhiều gân, tuần hoàn máu tương đối kém. Điều này khiến chân dễ bị nhiễm lạnh và tổn thương. Vì vậy, bảo vệ đầu gối cần chú ý hai yếu tố là giữ ấm và massage thường xuyên.

Các chuyên gia kiến nghị, người trung tuổi bất cứ khi nào ngồi ở vị trí cố định cũng nên hình thành thói quen dùng hai tay che đầu gối; đồng thời dùng ngón tay massage thường xuyên bộ phận này.

Lòng bàn tay che đầu gối có thể duy trì độ ấm. Trong khi đó, 5 ngón tay massage khoảng 80 – 90 lần sẽ mang tới công hiệu tương đương châm cứu. Hành động này giúp tăng cường tuần hoàn máu ở đầu gối. Kết hợp giữ ấm và xoa bóp có tác dụng giảm đầu khớp gối, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra còn giúp làm chậm tốc độ lão hóa và phòng ngừa một số bệnh lý có liên quan khác.

Có thể nắm tay khi đi bộ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, người sở hữu sức nắm càng lớn thì tuổi thọ càng cao. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy, độ linh hoạt của các ngón tay càng tốt thì não bộ càng chậm bị lão hóa.

Nắm tay khi đi bộ

Để luyện tập sức nắm cũng như rèn luyện độ linh hoạt của ngón tay, mỗi khi đi bộ, bạn nên tích hợp với bài tập luyện cổ tay và ngón tay như sau:

Đưa cổ tay hướng lên trên, năm ngón tay hướng về phía trước. Lòng bàn tay hướng xuống. Sau đó xoay tròn cổ tay từ trước về sau và thuận thế nắm tay thành hình nắm đấm.

Trung y quan niệm, cổ tay là nơi đi qua của Kinh Thủ Thái Âm Phế. Thông qua việc xoay tròn cổ tay, bạn có thể kích thích các huyệt vị tại đây; giúp khai thông kinh lạc, củng cố chức năng của lục phủ ngũ tạng. Cùng với đó, khi nắm tay thành hình nắm đấm, các ngón tay sẽ vừa vặn ấn vào vị trí huyệt Lao Cung. Huyệt vị này thông với tim, khi được kích thích sẽ mang lại tác dụng an thần, bổ tim, thanh gan.

Bài tập xoay cổ tay và rèn sức nắm như trên tốt nhất nên tích hợp ngay trong khi đi bộ hoặc bất cứ lúc nào có thời gian rảnh rỗi. Người tập cần chú ý vận động cổ tay trước khi nắm thành nắm đấm. Mỗi lần duy trì trong 3-4 giây rồi lặp lại quy trình ban đầu.

Cẩn thận luyện tập cơ thắt hậu môn khi nằm

Trung y quan niệm, hậu môn là gặp nhau của ba đường kinh mạch. Bao gồm mạch Nhâm, mạch Đốc và mạch Xung. Mạch Nhâm chủ âm, mạch Đốc chủ Dương, còn mạch Xung được ví như “bể máu” của cơ thể.

Bài luyện tập cơ thắt hậu môn nên được thực hiện trong tư thế nằm. Bạn chú ý hít vào từ từ, khi hít vào thì cửa hậu môn co thắt nhẹ một chút; cảm giác sẽ tương tự như nhịn đại tiện. Giữ trong 4-5 giây rồi thở ra và thả lỏng; sau đó lặp lại quy trình. Mỗi ngày thực hiện vài lần là được.

Bài tập co thắt hậu môn có thể xúc tiến tuần hoàn khí huyết, điều hòa âm dương. Bên cạnh đó, thường xuyên luyện tập co thắt hậu môn sẽ giúp kích thích huyệt Hội Âm; tốt cho hệ sinh dục và hệ bài tiết.

Luyện tập cách đứng kiễng gót chân

Bài tập kiễng gót chân

Chân được ví như “gốc rễ của tinh khí”; cũng là nơi tập hợp nhiều huyệt vị nhất trên cơ thể con người. Đặc biệt, gót chân là nơi tập trung phản xạ của cả bàn chân. Bạn nên luyện tập đứng nhấc gót chân vài phút mỗi ngày. Phương pháp này có thể tăng cường độ phản ứng nhạy bén của bàn chân. Đồng thời luyện tập khả năng giữ thăng bằng, phòng ngừa đột quỵ và tai biến ở người lớn tuổi.

Nói tóm lại, ngoài chế độ ăn uống thì bạn hãy nhớ thường xuyên vận động và rèn luyện cơ thể. Từ đó sẽ giúp bạn có một sức khoẻ và thể lực tốt nhất. Nếu không thích tập những động tác đơn giản ngay tại nhà, bạn có thể tìm đến các môn thể thao như chạy bộ, chơi cầu lông, bơi lội….

Trên đây là một số gợi ý về những phương pháp tập luyện dưỡng sinh tốt cho sức khoẻ; rất đơn giản mà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hãy truy cập website Th Dau Tu để cập nhật thêm những tin tức hữu ích về sức khoẻ; ngoài ra còn có các hướng dẫn về các thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*