Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã khiến cho năm 2021 là một năm khó khăn, cho tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành thực phẩm khi mà nguyên vật liệu giá cả biến động, các chuỗi cung ứng lớn trên thế giới vì covid-19 mà không được thuận lợi. Công ty Dầu thực vật Tường An đề ra kế hoạch kinh doanh, bên cạnh việc tiếp tục phát triển các sản phẩm cốt lõi thì công ty còn đề cao mô hình chuỗi cung ứng cần được tối ưu hóa, hướng đến trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành dầu ăn ở Việt Nam
Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của công ty Tường An
Giá nguyên liệu tăng phí cộng tác động của dịch bệnh. Nên Tường An chỉ đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng 0,36% và 5%. Tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An (TAC) chiều 17/6. Nhiều cổ đông cho rằng công ty đặt kế hoạch kinh doanh 2021 quá thận trọng. Theo đó, doanh thu thuần năm nay của công ty là 5.266 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 232 tỷ đồng. Lần lượt tăng nhẹ 0,36% và 5% so với năm 2020.
Giải đáp thắc mắc của cổ đông, Tổng giám đốc Bùi Thanh Tùng cho rằng. 2021 là năm vẫn còn nhiều khó khăn. Đại dịch khiến các hoạt động sản xuất, dịch vụ tiếp tục bị thu hẹp, hoạt động thương mại – đầu tư chưa có dấu hiệu khởi sắc. Tất cả các kế hoạch trên đã được cổ đông thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2021. Được tổ chức vào chiều 17/6 theo phương thức trực tuyến.
Vấn đề khó khăn và giải pháp giải quyết của công ty Tường An
Bên cạnh đó, dù một số quốc gia đã tiêm ngừa Covid-19 bắt đầu mở cửa trở lại. Nhưng hệ thống các chuỗi cung ứng lớn trên thế giới vẫn còn đứt quãng dẫn đến việc thiếu nguồn cung nguyên vật liệu, biến động giá cả, vận chuyển và logistics… Đáng báo động là giá nguyên vật liệu tăng phi mã. Cụ thể, giá nguyên liệu đầu vào hiện tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù chi phí đầu vào tăng kỷ lục trong 10 năm qua. Nhưng công ty vẫn không thể tăng sản phẩm vì ảnh hưởng của dịch bệnh khiến thị trường. Và người tiêu dùng không chấp nhận tăng giá bán mới. Để giảm bớt khó khăn, gia tăng độ tiếp cận người tiêu dùng. Công ty đang cơ cấu lại sản phẩm, tiếp tục phát triển các sản phẩm cốt lõi.
Song song đó, công ty tiếp tục thực hiện tái cấu trúc theo mô hình tập đoàn, khai thác tối đa nguồn lực. Tăng cường hệ thống quản trị, quản lý chi phí, tập trung vào sản xuất. Để gia tăng hiệu quả. Đầu tư mở rộng, cải tiến nhà máy để nâng công suất. Nhằm giảm giá thành trong chi phí sản xuất, giảm chi phí vận chuyển. Và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Gia tăng năng lực các bồn chứa để đảm bảo nguồn dự trữ cho sản xuất.
Với kế hoạch trên, ban lãnh đạo mong muốn Tường An là công ty lớn thứ 2 trên thị trường dầu ăn. Tại đại hội, cổ đông đã thông qua tờ trình về việc chuyển đổi mô hình kinh doanh. Theo đó công ty mẹ Tập đoàn Kido sẽ giữ vai trò truyền thông, marketing và phân phối sản phẩm. Còn Tường An sẽ chỉ sản xuất.
Các con số được đề cập trong cuộc họp cổ đông
Năm nay Tường An dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 20%, tức 2.000 đồng một cổ phiếu. Hiện, 6 tháng đầu năm, công ty ước đạt doanh thu 3.000 tỷ, tăng 37%, lợi nhuận trước thuế 105 tỷ, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần của Tường An đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 26,67% so với năm 2019, lợi nhuận gộp tương ứng đạt 762 tỷ đồng, tăng 15,22% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu đến từ phân khúc trung và cao cấp tăng 23% so với năm 2019. Cổ phiếu TAC đã phản ứng mạnh với kết quả 2020 và kế hoạch 2021 của Công ty khi tăng kịch trần 4.100 đồng trong phiên ngày 17/6 lên 63.600 đồng/cổ phiếu. Trong khi nhiều phiên trước đó, chỉ lình xình tăng giảm nhẹ quanh mức 58.500 – 59.500 đồng.
Để lại một phản hồi